Đắng miệng chán ăn – Nguyên nhân & Cách chữa trị thế nào?

Cảm giác đắng miệng chán ăn tưởng chừng chỉ là vấn đề nhỏ, nhưng có thể gây ra tác động tiêu cực đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống. Vậy đâu là nguyên nhân dẫn đến hiện tượng miệng đắng ăn không ngon và làm thế nào để cải thiện hiệu quả? Bài viết dưới đây chúng tôi sẽ chia sẻ đến quý khách hàng những thông tin chi tiết nhất.

I – Đắng miệng chán ăn là như thế nào?

Đắng miệng là khi vị giác trong miệng bị thay đổi, mọi người cảm nhận vị đắng xuất hiện. Đó là phản ứng tự nhiên thường xảy ra sau khi ăn những món có vị chua, cay hoặc đắng.

Chán ăn, ăn không ngon miệng là tình trạng giảm cảm giác thèm ăn, khiến người bệnh không muốn ăn, kể cả những món yêu thích.

Người cao tuổi miệng đắng ăn không ngon miệng diễn ra trong thời gian dài dễ xuất hiện nguy cơ suy dinh dưỡng sụt cân đột ngột ở người già. Nếu không điều trị kịp thời thì trạng thái sức khỏe và chất lượng cuộc sống trở nên tồi tệ hơn. Vì vậy, việc hiểu rõ nguyên nhân là cách tốt nhất để có phương pháp điều trị phù hợp cho người bệnh.

đắng miệng chán ăn là gì

Khoang miệng cảm nhận thấy vị đắng đồng thời không thiết tha ăn uống

II – Nguyên nhân bị đắng miệng ăn không ngon

Cảm giác miệng đắng chán ăn không chỉ là biểu hiện thoáng qua mà còn cảnh báo các vấn đề liên quan tới sức khỏe. Vậy nhân tố nào dẫn đến việc miệng đắng ngắt không muốn ăn uống? Dưới đây là một số thông tin muốn tôi chia sẻ đến mọi người:

1. Cơ thể bị ốm hoặc sau phẫu thuật

Đắng miệng chán ăn là hiện tượng thường gặp sau khi ốm hoặc phẫu thuật bắt nguồn từ các nhân tố liên quan đến quá trình hồi phục. Khi cơ thể bị ốm hoặc sau phẫu thuật, lượng nước bọt tiết ra giảm, khiến miệng bị khô và có vị đắng, gây khó khăn trong việc ăn uống.

Ngoài ra, tác dụng phụ của thuốc trong thời gian trị bệnh là yếu tố gây nên hiện tượng miệng đắng không muốn ăn. Một số loại thuốc điều trị có thể làm thay đổi vị giác, gây cảm giác đắng miệng và làm giảm hứng thú khi ăn.

2. Các vấn đề ở miệng

Người bệnh liên tục xuất hiện cảm giác đắng miệng chán ăn có thể liên quan đến các vấn đề trong khoang miệng như:

  • Vệ sinh răng miệng không đảm bảo: Việc không làm sạch răng miệng đúng cách dẫn đến sự tích tụ mảng bám và cao răng, tạo môi trường thuận lợi cho vi khuẩn phát triển gây vị đắng trong miệng.
  • Hội chứng miệng bỏng rát: Người mắc hội chứng này thường cảm thấy miệng nóng rát, kèm theo hôi miệng và vị đắng kéo dài.
  • Nấm miệng hoặc viêm lưỡi: Những bệnh lý này thường gây ra các đốm trắng trong khoang miệng và vòm họng, tạo cảm giác khó chịu và làm miệng đắng ăn không ngon.
  • Bệnh lý về răng miệng: Các bệnh như viêm nha chu, viêm lợi hoặc nhiễm trùng răng không chỉ gây hôi miệng mà còn làm tăng cảm giác đắng miệng.

nguyên nhân gây miệng đắng ăn không ngon

Các bệnh liên quan đến răng miệng sẽ khiến khoang miệng có vị đắng

3. Mắc bệnh liên quan đến hệ tiêu hoá

Hiện tượng đắng miệng ăn không ngon có thể xuất phát từ các bệnh lý liên quan đến hệ tiêu hóa, bao gồm:

  • Rối loạn tiêu hóa: Các vấn đề như dạ dày hoạt động không bình thường, viêm loét dạ dày hoặc khó tiêu có thể dẫn đến cảm giác đắng miệng chán ăn.
  • Trào ngược dạ dày – thực quản: Khi axit từ dạ dày bị đẩy ngược lên thực quản, người bệnh thường cảm thấy nóng rát vùng ngực và bụng, kèm theo vị đắng trong miệng.
  • Trào ngược dịch mật: Tình trạng này xảy ra khi dịch mật trào ngược lên dạ dày và thực quản, gây cảm giác đắng miệng đặc biệt vào buổi sáng. Ngoài vị đắng ở miệng thì bệnh còn có triệu chứng như ợ nóng, buồn nôn và nôn ra chất lỏng màu xanh vàng.

4. Bệnh về gan

Tình trạng miệng đắng ăn không ngon thường gặp ở những người mắc các bệnh lý về gan như gan nhiễm mỡ, xơ gan, viêm mật cấp tính hoặc rối loạn chức năng gan. Gan đóng vai trò quan trọng trong việc sản xuất và tiết dịch mật, hỗ trợ tiêu hóa và hấp thu chất béo.

Khi chức năng gan suy giảm, quá trình tiết mật bị ảnh hưởng, dẫn đến các triệu chứng như ăn không tiêu, đầy bụng và chán ăn đặc biệt khi tiêu thụ thực phẩm chứa nhiều dầu mỡ. Ngoài ra, việc thường xuyên sử dụng rượu bia, hút thuốc lá, lạm dụng thuốc tây và tiêu thụ nhiều thực phẩm dầu mỡ tác động xấu đến gan.

Lúc này gan phải hoạt động quá mức, làm suy giảm chức năng. Khi gan không thể thực hiện hiệu quả chức năng giải độc và chuyển hóa, các chất độc tích tụ trong cơ thể gây ra cảm giác mệt mỏi, chán ăn và đắng miệng.

nguyên nhân gây đắng miệng chán ăn

Các bệnh liên quan đến gan khiến miệng có vị đắng không muốn ăn

5. Các yếu tố khác

Bên cạnh các yếu tố liên quan đến răng miệng, tiêu hóa và gan mật thì đắng miệng chán ăn còn bắt nguồn từ yếu tố sau:

  • Sử dụng thuốc: Việc điều trị bằng kháng sinh trong thời gian dài hoặc sử dụng các loại thuốc chứa nhiều canxi và sắt có thể gây ra vị đắng trong miệng.
  • Bệnh lý đường hô hấp: Các bệnh như cảm lạnh, viêm xoang có thể ảnh hưởng đến vị giác, dẫn đến cảm giác đắng miệng ăn không ngon.
  • Thời kỳ mang thai: Phụ nữ mang thai thường trải qua ốm nghén, gây buồn nôn và đắng miệng nhưng phần lớn, tình trạng này sẽ biến mất sau khi sinh.
  • Thời kỳ mãn kinh: Sự thay đổi nội tiết tố đặc biệt là sự suy giảm estrogen có thể dẫn đến khô miệng và cảm giác đắng.

III – Miệng đắng chán ăn phải làm sao?

Cảm giác miệng đắng ăn không ngon tạo cảm giác khó chịu mà còn ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe và năng lượng của cơ thể. Để khắc phục tình trạng này hiệu quả, bạn có thể tham khảo các giải pháp sau:

1. Điều trị các bệnh liên quan

Trước tiên, cần xác định nguyên nhân gây đắng miệng chán ăn để có phương pháp điều trị phù hợp. Nếu tình trạng này do các bệnh lý như trào ngược dạ dày, rối loạn tiêu hóa hoặc các vấn đề về gan, việc đầu tiên cần làm là đến gặp bác sĩ để được khám và chẩn đoán chính xác. Việc điều trị triệt để nguyên nhân gốc rễ sẽ giúp cải thiện tình trạng này một cách lâu dài.

đăng miệng chán ăn phải làm sao

Người miệng đắng không muốn ăn nên thăm khám với các bác sĩ

2. Sử dụng thực phẩm bổ dưỡng, kích thích vị giác

Uống các loại nước chanh ấm, trà gừng hoặc nước ép trái cây chua ngọt như cam, quýt là lựa chọn phù hợp cho việc cải thiện vị giác. Các loại thức uống này không chỉ cung cấp vitamin mà còn giúp kích thích tuyến nước bọt, cải thiện vị giác và làm giảm cảm giác miệng đắng khó chịu.

Ngoài ra, khi miệng đắng ăn không ngon bạn nên ưu tiên các món dễ ăn, dễ tiêu như cháo, súp, nước hầm xương hoặc các loại thực phẩm mềm, nhạt nhưng vẫn đầy đủ dinh dưỡng. Ví dụ: cháo gà, súp rau củ, khoai tây nghiền, hoặc thực phẩm dinh dưỡng y học Nutridream là những món ăn không chỉ tốt cho dạ dày mà còn cung cấp năng lượng cần thiết để cơ thể hồi phục.

3. Điều chỉnh cách ăn uống, sinh hoạt

Bên cạnh việc sử dụng các thực phẩm phù hợp, thói quen ăn uống và sinh hoạt cũng cần được điều chỉnh để hỗ trợ quá trình cải thiện sức khỏe.

  • Tập thói quen ăn chậm, nhai kỹ để kích thích vị giác và giảm áp lực cho hệ tiêu hóa. Tránh xa các thực phẩm cay, nóng, hoặc quá nhiều dầu mỡ, vì chúng có thể làm tình trạng miệng đắng trở nên trầm trọng hơn.
  • Nghỉ ngơi đầy đủ, tránh căng thẳng và uống nhiều nước là những yếu tố quan trọng để duy trì sức khỏe. Hạn chế sử dụng rượu bia, cà phê và các chất kích thích khác để bảo vệ hệ tiêu hóa.

Với những thay đổi nhỏ nhưng thiết thực trong chế độ ăn uống và sinh hoạt, bạn sẽ cải thiện đáng kể tình trạng đắng miệng chán ăn, giúp cơ thể phục hồi và lấy lại trạng thái cân bằng tốt nhất. Vì vậy hãy cùng chúng tôi thay đổi những thói quen để cải thiện sức khỏe nhanh chóng, hiệu quả.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *