Chăm sóc người bệnh mở thông dạ dày đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sức khỏe và hạn chế biến chứng. Theo các chuyên gia y tế, việc vệ sinh ống thông và đảm bảo dinh dưỡng phù hợp giúp người bệnh hồi phục tốt hơn. Vậy cách chăm sóc sonde dạ dày chuẩn y khoa được thực hiện như thế nào? Cùng tìm hiểu ngay sau đây!
I – Các đối tượng được chỉ định mở sonde dạ dày
Kỹ thuật mở ống thông dạ dày hỗ trợ cung cấp dinh dưỡng cho người bệnh, đặc biệt khi họ không thể ăn uống qua đường miệng. Các đối tượng mở sonde dạ dày phải thông qua bác sĩ chỉ định trong những tình huống cần nuôi ăn qua ống thông dạ dày kéo dài trên 4 tuần bao gồm
- Bệnh nhân bị chấn thương sọ não, đột quỵ, tổn thương vùng đầu, mặt, cổ ảnh hưởng đến khả năng ăn uống.
- Người phải đặt sonde mũi – dạ dày trong thời gian dài dẫn đến loét hoặc rò thực quản.
- Bệnh nhân mắc khối u hoặc ung thư vùng hầu họng, miệng, lưỡi, thực quản khiến việc nhai nuốt gặp khó khăn.
- Người hôn mê, mất khả năng kiểm soát việc ăn uống.
- Bệnh nhân bị liệt mặt, gặp vấn đề nuốt khó ảnh hưởng đến quá trình hấp thụ dinh dưỡng.
- Những trường hợp có thể ăn nhưng lượng thức ăn nạp vào quá ít hoặc bệnh nhân từ chối ăn dẫn đến suy dinh dưỡng.
- Người mắc viêm dạ dày cấp/mạn tính hoặc ung thư dạ dày.
- Trẻ em nghi ngờ mắc lao phổi, viêm phổi hoặc gặp vấn đề về hấp thụ dinh dưỡng.
- Bệnh nhân sau các cuộc đại phẫu có hiện tượng chướng bụng, khả năng ăn uống kém.
- Bệnh nhân suy hô hấp, khó thở dẫn đến mất khả năng ăn uống bình thường.
- Người bị ngộ độc thực phẩm cần rửa dạ dày khẩn cấp.
Các bệnh nhân đặt sonde mũi bị loét, viêm được chỉ định mở thông dạ dày
II – Tại sao cần chăm sóc bệnh nhân mở thông dạ dày
Việc chăm sóc người bệnh mở thông dạ dày đúng cách giúp duy trì sức khỏe và hạn chế biến chứng. Khi chăm sóc sonde dạ dày thực hiện đúng cách mang đến nhiều lợi ích như:
- Cung cấp đầy đủ các dưỡng chất thiết yếu cho cơ thể từ đó duy trì sức khỏe ổn định và hỗ trợ quá trình phục hồi.
- Phát hiện nhanh và hạn chế các biến chứng nguy hiểm thông qua các dấu hiệu nhiễm trùng, tắc nghẽn hoặc kích ứng.
- Cải thiện tâm lý và tinh thần để người bệnh cảm thấy thoải mái, giảm lo âu trong quá trình điều trị.
- Tăng khả năng phục hồi nhanh hơn sau các cuộc phẫu thuật hoặc trong quá trình điều trị các bệnh lý nghiêm trọng.
Đối với ống thông dạ dày, việc vệ sinh và bảo dưỡng ống thông dạ dày đúng cách là điều kiện bắt buộc để đảm bảo an toàn cho bệnh nhân. Nếu không chăm sóc cẩn thận người bệnh phái đối diện với các vấn đề cụ thể như sau:
- Ống thông bị tuột ra: Gây gián đoạn quá trình cung cấp dinh dưỡng thậm chí phải mở lại ống thông.
- Rò rỉ xung quanh ống: Khi lỗ mở không được vệ sinh kỹ, dịch dạ dày có thể rò ra ngoài gây nhiễm trùng hoặc kích ứng da.
- Viêm nhiễm và kích ứng da: Vùng da quanh ống có thể bị đỏ, sưng tấy hoặc xuất hiện dấu hiệu viêm nhiễm nếu không được làm sạch thường xuyên.
Cần chăm sóc bệnh nhận mở thông dạ dày đúng cách, an toàn
III – Hướng dẫn cách chăm sóc bệnh nhân mở sonde dạ dày
Để việc chăm sóc người bệnh mở thông dạ dày an toàn, hạn chế biến chứng thì cần tuân thủ nghiêm túc các hướng dẫn dưới đây:
1. Chế độ dinh dưỡng cho người bệnh mở sonde
Chế độ dinh dưỡng cho bệnh nhân mở sonde dạ dày cần được xây dựng phù hợp với từng giai đoạn. Giai đoạn trước khi đặt, trong khi đặt và sau khi tháo sonde dạ dày để đáp ứng đầy đủ dưỡng chất cần thiết tránh tạo áp lực cho hệ tiêu hoá
Trước khi mở sonde dạ dày
Bệnh nhân cần nhịn ăn từ 6 – 8 giờ để dạ dày sạch và giảm nguy cơ biến chứng. Khi chăm sóc bệnh nhân mở thông dạ dày thời gian này thì dinh dưỡng được bổ sung qua đường tĩnh mạch bằng dịch điện giải hoặc dung dịch dưỡng chất để duy trì năng lượng cho cơ thể.
Trong khi mở sonde dạ dày
- Ngay sau khi đặt sonde, tuỳ theo cơ địa thì bác sĩ sẽ chỉ định người bệnh nuôi dưỡng qua đường tĩnh mạch trong vòng 8 – 24 giờ tiếp theo để dạ dày có thời gian thích nghi.
- Sau 24h, bệnh nhân bắt đầu ăn qua sonde với các loại thực phẩm lỏng, dễ tiêu như cháo loãng, súp, sữa. Việc bổ sung dinh dưỡng cần thực hiện từ từ, theo dõi kỹ phản ứng của cơ thể để điều chỉnh phù hợp.
Lưu ý: Trong suốt thời gian chăm sóc sonde dạ dày thì nên tránh thực phẩm chứa nhiều chất béo, gia vị mạnh hoặc thực phẩm có độ cứng cao để tránh kích thích dạ dày. Bệnh nhân nên tách thành 5 – 6 bữa ăn nhỏ trong ngày để giảm áp lực lên cơ quan tiêu hoá và thu nhận các chất dễ dàng hơn.
Sau khi tháo sonde dạ dày
Bệnh nhân không nên quay lại chế độ ăn bình thường ngay mà cần một giai đoạn thích nghi với thực phẩm mềm, dễ tiêu như cháo nhuyễn, khoai tây luộc, sữa chua, thịt trắng, cá hồi, rau xanh. Những thực phẩm gây kích ứng như đồ ăn cay nóng, dầu mỡ, nước có gas, cà phê cần được hạn chế để tránh gây căng thẳng cho hệ tiêu hóa.
Trong đó thực phẩm dinh dưỡng y học được giới chuyên gia khuyên dùng khi chăm sóc người bệnh mở thông dạ dày là Nutridream. Sản phẩm với 2 loại: Thực phẩm dinh dưỡng qua ống thông và thực phẩm dinh dưỡng qua đường miệng. Mỗi loại được thiết kế chuyên biệt, phù hợp với từng giai đoạn của bệnh nhân mở thông dạ dày. Đây là dạng cao năng lượng, cung cấp 100% đạm bò và không chứa gluten, thân thiện với hệ tiêu hoá.
Bệnh nhân cũng cần theo dõi sức khỏe, chấp hành chỉ dẫn từ bác sĩ và tái khám định kỳ để đảm bảo quá trình hồi phục diễn ra thuận lợi. Khi thực hiện chế độ dinh dưỡng hợp lý không chỉ giúp bệnh nhân duy trì sức khỏe mà còn hạn chế các biến chứng khi điều trị bệnh.
NutriDream là giải pháp dinh dưỡng Cân bằng và Chuyên biệt cho người bệnh
2. Chăm sóc ống sonde dạ dày
Bên cạnh chế độ dinh dưỡng khi chăm sóc người bệnh mở thông dạ dày bạn cần chú ý đến ống sonde. Người nhà khi chăm sóc sonde dạ dày nên vệ sinh ống khoa học để tránh nhiễm trùng:
Trong tuần đầu tiên:
- Sau khi đặt ống 1 ngày thì thực hiện tháo băng và tiến hành vệ sinh hằng ngày.
- Làm sạch cẩn thận khu vực xung quanh ống và dưới nút cản bên ngoài bằng nước ấm và xà phòng tắm chuyên dụng sau đó lau khô hoàn toàn.
- Thoa một lớp thuốc mỡ quanh lỗ ống thông để bảo vệ da.
- Tránh di chuyển nút cố định bên ngoài trong tuần đầu tiên để đảm bảo vết thương nhanh lành.
Thời gian tiếp theo:
- Không cần dùng sữa tắm chuyên dụng hoặc nhưng vẫn phải duy trì vệ sinh hằng ngày bằng nước xà phòng ấm.
- Thực hiện điều chỉnh nút cố định bên ngoài nhưng cần giữ khoảng cách 2mm giữa nút cản và da để tránh việc ống di chuyển quá nhiều.
- Vệ sinh cả mặt sau của nút cản để đảm bảo sạch sẽ.
Ngoài ra để duy trì hiệu quả hoạt động và sự an toàn cho người bệnh cần quản lý ống thông dạ dày PEG qua da. Cụ thể, di chuyển và xoay ống mỗi tuần một lần để chặn nút cố định bên trong dạ dày bị dính chặt. Người chăm sóc bệnh nhân mở thông dạ dày cần tuân thủ các bước dưới đây:
- Vệ sinh hoặc khử khuẩn tay cẩn thận trước khi chạm vào ống thông.
- Tháo kẹp xanh để nút cản tam giác được mở ra tiếp đó tháo phần ống khỏi phần rãnh cùng nút cản.
- Làm sạch phần ống, núi cản cùng khu vực bao quanh lỗ thông bằng dung dịch chuyên dụng.
- Đẩy ống vào trong dạ dày khoảng 2 – 4 cm rồi xoay tròn 1 vòng.
- Kéo ống lại đến khi cảm nhận được lực cản nhẹ.
- Đưa nút cản hình tam giác trở lại vị trí ban đầu, đặt ống vào rãnh và đóng chốt cố định chắc chắn.
Cần vệ sinh tay cẩn thận trước khi chạm vào ống thông dạ dày
Duy trì thói quen vệ sinh và đảm bảo dinh dưỡng đầy đủ là yếu tố then chốt trong chăm sóc người bệnh mở thông dạ dày. Bằng sự quan tâm và hỗ trợ đúng cách thì người bệnh có thể thích nghi tốt từ đó giảm thiểu rủi ro biến chứng đồng thời đáp ứng tiến trình hồi phục.