Bụng đói nhưng miệng không muốn ăn là hiện tượng xảy ra ở nhiều lứa tuổi nhưng chủ yếu người trong độ tuổi trung niên. Mặc dù cơ thể đang khao khát nạp dinh dưỡng nhưng bản thân họ lại chán ăn, ăn không ngon miệng. Vậy việc cơ thể có cảm giác đói nhưng không muốn ăn bắt nguồn từ bệnh lý nào? Giải quyết hiện tượng này ra sao? Cùng chúng tôi giải đáp những băn khoăn này ở nội dung bài viết dưới đây nhé!
I – Cảm giác bụng đói cồn cào nhưng không muốn ăn là gì?
Ngày nay, không ít người phải đối mặt với trạng thái trái ngược khi bụng đói nhưng chán ăn, ăn không ngon miệng. Đa số khách hàng nghĩ rằng đó là vấn đề bình thường không đáng lo ngại chỉ mất 1 – 2 ngày là cơ thể quay về trạng thái bình thường. Tuy nhiên khi cơ thể nhanh đói nhưng không muốn ăn diễn ra kéo dài thì đó là cảnh báo các vấn đề liên quan đến sức khoẻ. Tình trạng này còn kéo theo một số biểu hiện cụ thể như sau:
- Dù bụng cồn cào nhưng miệng không có nhu cầu ăn uống.
- Ăn uống không ngon ngay cả với những món khoái khẩu.
- Cơ thể trong trạng thái lờ đờ mệt mỏi, thiếu sức sống.
- Buồn ngủ triền miên hoặc ngủ không đủ giấc.
- Tinh thần uể oải, chán nản.
Tình trạng trên nếu bị xem nhẹ có thể khiến bạn bỏ lỡ các tín hiệu quan trọng mà cơ thể đang cố gắng gửi đến. Do đó, xác định nguyên nhân và tìm ra giải pháp phù hợp khi bụng đói nhưng miệng không muốn ăn là cần thiết để cải thiện cả sức khỏe thể chất lẫn tinh thần hiệu quả.
Cơ thể người bệnh mệt mỏi rời, bụng đói cồn cào nhưng không thèm ăn
II – Nguyên nhân khiến bụng đói mà miệng không muốn ăn
Để có giải pháp đúng giúp cải thiện cảm giác đói nhưng không muốn ăn cần phải xác định đúng nguyên nhân. Dưới đây là những yếu tố khiến cơ thể bụng đói nhưng chán ăn:
1. Cơ thể thiếu hụt vitamin, khoáng chất
Cơ thể cần lượng vitamin và khoáng chất thiết yếu để duy trì các chức năng sinh lý và cảm giác thèm ăn. Nếu cơ thể không đủ các chất đó đặc biệt vitamin B12, B1, Zn và sắt dễ khiến bụng nhanh đói nhưng miệng không muốn ăn. Theo phân tích từ các chuyên gia, các chất đó có vai trò quan trọng như:
- Vitamin B12: có nhiệm vụ sản xuất hồng cầu và ổn định chức năng của hệ thống thần kinh, cải thiện não bộ. Thiếu hụt vitamin B12 có thể gây ra các triệu chứng như chán ăn, mệt mỏi và suy giảm khả năng nhận thức. Nguyên nhân của sự thiếu hụt phần lớn là do chế độ ăn uống không cung cấp đủ hoặc do cơ thể không hấp thụ hiệu quả vitamin B12 từ thực phẩm.
- Sắt là thành phần quan trọng trong việc hình thành hemoglobin, protein chịu trách nhiệm vận chuyển oxy trong máu. Thiếu sắt dẫn đến thiếu máu, gây mệt mỏi, nhanh đói nhưng không muốn ăn và cảm giác mất sức trong thời gian dài Nguyên nhân khiến cơ thể thiếu sắt bắt nguồn từ chế độ ăn thiếu sắt, mất máu hoặc các vấn đề về hấp thụ sắt trong cơ thể.
2. Lo âu, căng thẳng kéo dài
Cảm giác thèm ăn và sự ngon miệng có thể biến mất nếu bạn liên tục sống trong trạng thái căng thẳng và lo âu. Khi điều này xảy ra, cơ thể sẽ sản sinh các hormone có hại, gây ảnh hưởng tiêu cực không chỉ đến sức khỏe tổng thể mà còn đặc biệt tác động xấu đến hệ tiêu hóa. Dễ hiểu khi người ở trạng thái stress, u uất kéo dài sẽ phát sinh trạng thái bụng đói nhưng miệng không muốn ăn.
Khi cơ thể chịu áp lực trong thời gian dài sẽ có hiện tượng bụng đói nhưng chán ăn
3. Cơ thể mắc các bệnh lý
Cảm giác đói nhưng không muốn ăn có thể là cảnh báo của các bệnh lý nguy hiểm. Vậy bụng đói nhưng miệng không muốn ăn là bệnh gì? Dưới đây là một số bệnh lý điển hình mà mọi người dễ mắc phải
- Bệnh tuyến giáp: Khi tuyến giáp gặp vấn đề, sự rối loạn hormone kiểm soát trao đổi chất có thể làm giảm cảm giác thèm ăn.
- Bệnh nấm miệng: tại khu vực khoang miệng có các vết viêm loét trong khoang miệng khiến hoạt động nhai và nuốt trở nên đau đớn. Việc ăn uống trở nên khó khăn khiến người bệnh mất hứng thú với việc ăn uống, chán ăn.
Ngoài ra, các vấn đề về dạ dày và đường ruột như hội chứng ruột kích thích hay trào ngược dạ dày thường gây cảm giác khó chịu, làm người bệnh đói nhưng chán ăn. Hiện tượng thiếu máu, bệnh tiểu đường và bệnh Addison (rối loạn tuyến thượng thận) cũng có thể yếu tố gây ra cảm giác đói bụng nhưng không muốn ăn.
4. Tác dụng phụ sau dùng thuốc điều trị
Hiện tượng bụng đói nhưng miệng không muốn ăn còn do phản ứng phụ sau khi sử dụng các loại thuốc. Khi dùng thuốc kháng sinh, morphine hay các phương pháp hóa trị trong điều trị ung thư thường gây cảm giác ăn không ngon miệng. Ngoài ra, thuốc chống trầm cảm tác động đến hệ thần kinh và cảm xúc, làm giảm ham muốn ăn và dẫn đến mất cảm giác thèm ăn.
5. Thời tiết oi bức khó chịu
Thời tiết nóng bức, ngột ngạt trong thời gian dài góp phần gây ra hiện tượng bụng cồn cào nhưng không muốn ăn. Sự thay đổi khí hậu đặc biệt là khi trời nắng nóng, làm cơ thể mất nước qua mồ hôi, dẫn đến mệt mỏi, uể oải, chóng mặt và hoa mắt dẫn đến chán ăn.
Đói nhưng ăn không ngon miệng do thời tiết nóng bức
6. Dùng nhiều rượu bia, chất kích thích
Bia rượu có thể ảnh hưởng xấu đến hệ tiêu hóa, gây kích ứng hoặc tổn thương niêm mạc dạ dày và ruột. Khi trạng thái bệnh lý diễn ra trong thời gian dài dẫn đến cảm giác đói nhưng không muốn ăn và gây buồn nôn. Thói quen hút thuốc, tiêu thụ nhiều cà phê và rượu bia cũng có thể làm suy giảm chức năng gan và ảnh hưởng đến khả năng tiêu hóa của cơ thể.
III – Làm gì khi bụng nhanh đói nhưng không muốn ăn
Căn cứ vào các nguyên nhân gây ra hiện tượng bụng đói nhưng miệng không muốn ăn thì người bệnh có hướng giải quyết phù hợp. Dưới đây là một số gợi ý của chúng tôi mà bạn có thể tham khảo:
1. Điều chỉnh chế độ ăn phù hợp
Để kích thích vị giác và hỗ trợ trao đổi chất, bạn nên bổ sung các thực phẩm giàu vitamin B, E và khoáng chất như sắt và kẽm. Những thực phẩm như rau xanh, trái cây, cá, trứng, thịt bò và hàu chứa lượng vitamin cùng khoáng chất khổng lồ tốt cho sức khoẻ.
Ngoài ra, bạn nên hạn chế thức ăn nhiều dầu mỡ hoặc khó tiêu vì dễ khiến bạn nhanh ngán, không hứng thú khi ăn. Do đó thay vì ăn ba bữa lớn, hãy chia thành năm đến sáu bữa nhỏ trong ngày để duy trì năng lượng và giảm cảm giác chán ăn.
2. Cung cấp vitamin, khoáng chất cho cơ thể
Các vitamin như B12, sắt và kẽm đóng vai trò quan trọng trong việc giảm hiện tượng nhanh đói nhưng không muốn ăn và hỗ trợ hệ tiêu hóa. Bạn có thể tăng cường những dưỡng chất này qua thực phẩm hoặc sử dụng viên uống, nhưng nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng.
Hiện nay trên thị trường có nhiều dòng sản phẩm dinh dưỡng y học chuyên biệt chứa lượng vitamin, chất khoáng cực lớn. Trong đó Nutridream Drink là sản phẩm bổ sung dinh dưỡng qua đường uống tự nhiên được các chuyên gia, bác sĩ đầu ngành đánh giá cao về chất lượng. Sản phẩm có chứa 28 vitamin và khoáng chất để hồi phục cơ thể, tăng cảm giác thèm ăn.
Nutridream Drink là sản phẩm sở hữu lượng vitamin, khoáng chất cực lớn
3. Chế biến các món ăn hấp dẫn
Việc làm phong phú bữa ăn và thay đổi món ăn thường xuyên sẽ giúp tạo cảm giác hứng thú và kích thích việc ăn uống. Vì vậy trong bữa ăn hàng ngày thay vì luộc, hấp đơn giản bạn có thể nướng, thêm hương vị cho món ăn. Chắc chắn việc điều chỉnh hương vị món ăn quen thuộc là cách làm hiệu quả để cải thiện vị giác, giảm cảm giác bụng đói nhưng miệng không muốn ăn.
4. Tránh uống nước trước bữa ăn
Cơ thể cần khoảng 2 – 3 lít nước mỗi ngày để duy trì các hoạt động cân bằng và trao đổi chất cơ thể. Mọi người nên cung cấp nước vào thời điểm phù hợp như sau khi thức dậy hoặc trước, sau khi tập luyện thể thao. Người bệnh tránh uống nước trước hoặc trong bữa ăn có thể khiến bạn cảm thấy đầy bụng và có cảm giác đói nhưng không muốn ăn.
5. Ăn uống cùng mọi người
Để xua tan hiện tượng đói nhưng không muốn ăn thì hãy tạo không khí vui vẻ trong bữa ăn bằng ăn cùng gia đình hoặc bạn bè. Bầu không khí ấm cúng và những câu chuyện trong bữa ăn có thể giúp bạn cảm thấy thoải mái và ăn uống ngon miệng hơn.
Nên ăn uống với người thân để tạo không khí vui vẻ trong bữa ăn
6. Rèn luyện thể thao, điều chỉnh lịch sinh hoạt
Công việc căng thẳng và áp lực làm cản trở đến khẩu vị gây nên hiện tượng nhanh đói nhưng không muốn ăn. Vì vậy để xua tan căng thẳng bạn nên điều chỉnh công việc hợp lý, dành thời gian để nghỉ ngơi thư giãn. Ngoài ra có thể tham gia các môn thể thao như bơi, chạy bộ, đạp xe hoặc tập yoga mỗi ngày ít nhất 30 phút để cơ thể khỏe mạnh và tăng cường cảm giác thèm ăn.
Cảm giác bụng đói nhưng miệng không muốn ăn xuất phát từ nhiều yếu tố bao gồm cả yếu tố tâm lý và thể chất. Việc nhận diện đúng nguyên nhân và áp dụng các biện pháp phù hợp sẽ cải thiện thể trạng, đảm bảo cơ thể nhận đủ dinh dưỡng cần thiết cho sức khỏe. Trong trường hợp hiện tượng bụng cồn cào nhưng miệng không muốn ăn diễn ra trong thời gian dài thì nên thăm khám và điều trị kịp thời.