7 Nguyên nhân ngủ dậy mệt mỏi vào buổi sáng & Cách cải thiện hiệu quả

Hiện tượng ngủ dậy mệt mỏi bắt nguồn từ các yếu tố như môi trường ngủ không phù hợp, rối loạn giấc ngủ hay thói quen sinh hoạt chưa hợp lý. Căn cứ vào những nguyên nhân gây nên mà các chuyên gia sẽ đưa ra giải pháp cải thiện nhanh chóng, hiệu quả. Hãy cùng chúng tôi khám phá những nội dung hữu ích về hiện tượng ngủ dậy mệt ở bài viết dưới đây.

I – Nguyên nhân khiến bạn ngủ dậy bị mệt mỏi

Ngủ dậy thấy mệt mỏi là hiện tượng được lý giải bắt nguồn do các nhân tố dưới đây:

1. Môi trường ngủ kém

Môi trường ngủ không đảm bảo có thể tác động xấu đến chất lượng giấc ngủ khiến bạn ngủ dậy mệt trong thời gian dài. Dưới đây là một số nhân tố khiến giấc ngủ bị tác động gồm:

  • Vấn đề về nệm: Nếu buổi sáng bạn thường xuyên cảm thấy đau nhức hoặc cứng khớp có thể do nệm đã mất đi độ đàn hồi cần thiết. Các nghiên cứu cho thấy nệm có độ cứng trung bình mang lại giấc ngủ tốt nhất. Bên cạnh đó, việc sử dụng nệm quá lâu có thể làm giảm chất lượng giấc ngủ gây ra cảm giác khó chịu khi thức dậy.
  • Nhiệt độ phòng: Căn phòng mát mẻ sẽ giúp giấc ngủ dễ dàng và sâu giấc nhưng khi nhiệt độ phòng không ổn định thì cơ thể phải liên tục điều chỉnh, dẫn đến giấc ngủ bị chập chờn và không trọn vẹn.
  • Tiếng ồn: Các âm thanh ồn ào dù nhỏ thì cũng tạo ra tạc động tiêu cực đến chất lượng giấc ngủ. Ngay cả khi bạn ngủ khi TV vẫn bật, âm thanh xung quanh vẫn khiến giấc ngủ chập chờn, dễ tỉnh giấc vào ban đêm và thức dậy vào buổi sáng sẽ mệt mỏi.
  • Tiếp xúc với ánh sáng xanh: Ánh sáng từ điện thoại, máy tính gây ức chế sản xuất melatonin khiến cơ thể khó đi vào giấc ngủ. Việc tiếp xúc với ánh sáng xanh vào buổi tối gây rối loạn nhịp sinh học từ đó khiến bạn không sâu giấc.

tại sao sáng ngủ dậy hay bị mệt mỏi​

Môi trường ngủ không đảm bảo khiến bạn ngủ dậy thấy mệt mỏi

2. Ngủ dậy bị mệt mỏi do rối loạn giấc ngủ

ngủ dậy mệt mỏi còn bắt nguồn do quán tính giấc ngủ – quá trình chuyển đổi tự nhiên từ trạng thái ngủ sang trạng thái tỉnh táo. Trong khoảng thời gian đó não bộ chưa hoạt động hiệu quả khiến bạn cảm thấy chậm chạp, uể oải và khó tập trung. Hiện tượng này sẽ kéo dài từ vài phút đến một giờ gây ảnh hưởng đến khả năng vận động và nhận thức ngay sau khi thức dậy.

Ở một số trường hợp khi thức dậy sẽ kèm với trạng thái bối rối, mất phương hướng hay còn gọi là chứng ngủ rũ. Đó là dạng rối loạn giấc ngủ khiến cơ thể bỏ qua giai đoạn thích nghi thông thường gây ra cảm giác lơ mơ kéo dài khoảng 30 – 40 phút. Đôi khi, người mắc phải còn không nhớ được những gì đã xảy ra trong thời gian đó.

Những yếu tố như thiếu ngủ, thức dậy đột ngột từ giấc ngủ sâu hoặc thay đổi giờ giấc ngủ không hợp lý có thể làm tăng nguy cơ mệt mỏi. Ngoài ra, các rối loạn giấc ngủ như ngưng thở khi ngủ, rối loạn giấc ngủ do làm việc theo ca hoặc mất cân bằng nhịp sinh học khiến bạn cảm thấy uể oải, thiếu tỉnh táo vào buổi sáng.

3. Mệt mỏi khi ngủ dậy do thói quen ăn uống

Chế độ ăn uống trước khi đi ngủ gây tác động đến chất lượng giấc ngủ và khiến bạn cảm thấy mệt mỏi vào buổi sáng. Nguyên nhân phổ biến đó là cơ thể tiêu thụ quá nhiều caffeine – chất kích thích tự nhiên, gia tăng sự tỉnh táo nhưng nếu sử dụng quá nhiều trong ngày hoặc gần giờ đi ngủ. Hoạt chất này có thể khiến bạn khó đi vào giấc ngủ, dễ tỉnh giấc giữa đêm và làm tăng số lần đi vệ sinh vào ban đêm.

Caffeine không chỉ có trong cà phê mà còn xuất hiện trong trà, nước ngọt có ga, sô cô la và một số loại thuốc giảm đau không kê đơn. Ngay cả khi bạn không uống cà phê vào buổi tối, việc tiêu thụ các thực phẩm chứa caffeine vào cuối ngày khiến bạn khó ngủ, tinh thần uể oải,sáng ngủ dậy mệt mỏi.

4. Mắc các bệnh lý

Một số bệnh lý có thể là nguyên nhân khiến bạn cảm thấy ngủ dậy bị mệt. Những vấn đề sức khỏe như hội chứng mệt mỏi mãn tính, đau mạn tính, rối loạn chuyển hóa hay bệnh lý về tuyến giáp khiến giấc ngủ giảm sút, cơ thể khó hồi phục sau thời gian nghỉ ngơi.

Ngoài ra, thiếu máu, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính hay sốt kéo dài, hậu phẫu khiến bạn cảm thấy kiệt sức ngay cả sau khi đã ngủ đủ giấc. Nếu hiện tượng mệt mỏi kéo dài mà không rõ nguyên nhân thì cần thăm khám để đưa ra chính xác phác đồ điều trị cho người bệnh.

tại sao ngủ trưa dậy lại mệt

Cơ thể mắc bệnh lý cũng khiến bạn ngủ dậy người mệt mỏi

5. Cơ thể mất nước

Nước chiếm hơn 70% cơ thể và giữ vai trò thiết yếu trong các hoạt động của mỗi người. Khi cơ thể thiếu nước, bạn có thể gặp trạng thái uể oải, thiếu tỉnh táo, buồn ngủ và khó tập trung ngay cả khi đã ngủ đủ giờ. Cơ thể mất nước sẽ xảy ra vào ban đêm do không được cung cấp nước trong nhiều giờ liền dẫn đến sáng ngủ dậy mệt mỏi.

6. Tác dụng phụ của thuốc

Tác dụng phụ của một số loại thuốc cũng có thể là nhân tố khiến bạn cảm thấy mệt mỏi sau khi thức dậy. Nếu ngủ dậy bị mệt thì có thể loại thuốc đang dùng như trị cảm lạnh, dị ứng hay bệnh lý khác gây buồn ngủ và làm cơ thể thiếu tỉnh táo.

7. Lao động quá sức

Lao động quá sức trong ngày có thể khiến cơ thể và tinh thần căng thẳng, dẫn đến giấc ngủ kém chất lượng. Khi cơ bắp chưa thư giãn hoàn toàn, bạn dễ thức dậy trong trạng thái uể oải, thiếu năng lượng. Nếu tình trạng này kéo dài, có thể gây rối loạn giấc ngủ và mệt mỏi mãn tính.

ngủ dậy mệt mỏi là bệnh gì

Ngủ dậy bị mệt​ có thể do lao động quá sức trong thời gian dài

II – Ngủ dậy người mệt mỏi có nguy hiểm không?

Các chuyên gia cho rằng, ngủ dậy mệt mỏi kéo dài và không cải thiện dù đã thay đổi thói quen sinh hoạt có thể bắt nguồn từ yếu tố sức khoẻ. Các bệnh lý như đau mạn tính, rối loạn tuyến giáp, thiếu máu hay bệnh phổi tắc nghẽn có thể khiến chất lượng giấc ngủ giảm sút dẫn đến uể oải vào buổi sáng.

Ngoài ra, mọi người ngủ không đủ giấc hoặc mắc chứng rối loạn giấc ngủ sẽ làm gia tăng cảm giác ngủ dậy thấy mệt mỏi. Vì vậy, hãy duy trì thời gian ngủ từ 7 – 8 tiếng mỗi ngày để cơ thể và tinh thần luôn sảng khoái, tràn đầy năng lượng.

III – Ngủ dậy thấy mệt mỏi nên làm gì?

Để hạn chế cảm giác mệt mỏi sau khi thức dậy mọi người có thể vận dụng biện pháp dưới đây:

  • Chọn nệm có độ cứng trung bình và thay sau 7 – 10 năm để duy trì độ đàn hồi, đồng thời giữ nhiệt độ phòng ở mức 18 – 22°C để cải thiện chất lượng giấc ngủ.
  • Hạn chế tiếp xúc ánh sáng xanh trước khi ngủ ít nhất 1 giờ bằng cách tắt thiết bị điện tử hoặc sử dụng chế độ bảo vệ mắt.
  • Uống đủ nước trong ngày (2 – 3 lít nước tùy thể trạng) để duy trì hoạt động của cơ thể.
  • Tránh caffeine ít nhất 6 giờ trước khi ngủ, hạn chế ăn no hoặc thực phẩm cay béo và bổ sung thực phẩm giàu tryptophan như chuối, hạnh nhân để hỗ trợ giấc ngủ.
  • Thiết lập giờ ngủ và giờ thức cố định để giúp cơ thể điều chỉnh nhịp sinh học.
  • Cân bằng giữa công việc và nghỉ ngơi để tránh kiệt sức và thực hiện các bài tập thư giãn như yoga, thiền hoặc massage nhẹ trước khi ngủ.

ngủ dậy mệt mỏi nên làm gì

Cần điều chỉnh chế độ sinh hoạt và dinh dưỡng phù hợp để cải thiện sức khoẻ

Nếu hiện tượng ngủ dậy mệt mỏi kéo dài dù đã thực hiện điều chỉnh về sinh dưỡng, thoi quen sinh hoạt thì bạn không nên chủ quan. Mọi người cần tìm hiểu nguyên nhân khiến cơ thể ngủ dậy bị mệt để có biện pháp khắc phục nhanh chóng, hiệu quả. Việc duy trì chất lượng giấc ngủ tốt, hiệu quả là cách tốt nhất để ổn định sức khoẻ và nâng cao thể trạng trong thời gian ngắn.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *