Sau phẫu thuật bao lâu thì được ăn? 4 Lưu ý về dinh dưỡng nên biết

“Sau phẫu thuật bao lâu thì được ăn” là băn khoăn của bệnh nhân và người nhà để bổ sung các dưỡng chất cơ thể nhanh khoẻ. Thông thường mỗi ca phẫu thuật sẽ có tốc độ lành vết thương khác nhau do đó quá trình phục hồi chức năng tiêu hóa và khả năng ăn uống sẽ khác biệt. Vì vậy bài viết dưới đây chúng tôi đã tổng hợp những thông tin liên quan đến sau mổ bao lâu thì người bệnh có thể ăn uống bình thường.

I – Sau phẫu thuật bao lâu thì được ăn uống bình thường?

Việc khởi động dinh dưỡng sớm sau phẫu thuật đã được chứng minh tạo chuyển biến tốt cho sức khoẻ và giảm nguy cơ mắc các biến chứng như nhiễm trùng, tử vong. Dinh dưỡng khoa học sẽ đẩy nhanh quá trình lành vết thương và rút ngắn thời gian nằm viện cho bệnh nhân. Đồng thời ngăn ngừa hiện tượng tắc ruột nhờ duy trì lớp chất nhầy bảo vệ niêm mạc từ đó hỗ trợ chức năng tiêu hóa và hệ miễn dịch của đường ruột.

Tuy nhiên, thời điểm khởi động ăn lại cần được điều chỉnh theo tình trạng sức khoẻ của từng cá nhân và loại phẫu thuật. Do đó, bệnh nhân cùng gia đình nên tham khảo ý kiến bác sĩ và chuyên gia dinh dưỡng để đảm bảo an toàn tránh biến chứng.

Đối với bệnh nhân được nuôi dưỡng qua đường tĩnh mạch trong thời gian dài trước phẫu thuật thì quá trình chuyển sang ăn qua đường tiêu hóa thường kéo dài. Các đối tượng này có chức năng tiêu hóa bị suy giảm sau 7 ngày không ăn uống và họ cần tiếp tục truyền dinh dưỡng qua đường tĩnh mạch.

Chế độ dinh dưỡng cơ bản sau phẫu thuật thường được thiết kế theo nguyên tắc chuyển dần từ thức ăn dạng lỏng sang dạng đặc. Điều này giúp bệnh nhân tiêu hóa dễ dàng và duy trì hoạt động của ruột. Tùy vào loại phẫu thuật cũng như mức độ hồi phục của mỗi bệnh nhân thì quá trình này có thể kéo dài từ 24 giờ đến 2 tháng sau mổ.

dinh dưỡng cho người sau mổ

Thời gian ăn uống của bệnh nhân sau mổ dựa theo loại phẫu thuật và thể trạng sức khoẻ

II – Thời gian ăn uống bình thường của các dạng phẫu thuật

Trước thắc mắc “sau phẫu thuật bao lâu thì được ăn” thì bệnh nhân cần chú ý thời gian ăn uống sẽ phụ thuộc vào từng loại ca mổ cụ thể. Dưới đây là khung thời gian dự kiến cho một số ca phẫu thuật phổ biến hiện nay:

1. Sau phẫu thuật dạ dày

Đối với bệnh nhân thực hiện thủ thuật tại dạ dày thì sau 6 tiếng mổ mới có thể uống nước và thực phẩm dinh dưỡng liều lượng nhỏ. Từ ngày thứ 5 sau mổ, người bệnh bắt đầu chuyển sang ăn các món ăn có kết cấu mềm, chế biến ở dạng nhuyễn mịn.

Đến khoảng ngày thứ 20, nếu không có biến chứng phát sinh thì bệnh nhân có thể trở lại chế độ ăn uống bình thường nhưng tránh thực phẩm quá cứng, nhiều dầu mỡ và khó tiêu. Các nhóm thực phẩm đó gây áp lực lên dạ dày vừa mới trải qua phẫu thuật nên bệnh nhân hạn chế sử dụng.

2. Sau sinh mổ

Trong 6 giờ đầu sau mổ, do áp lực ổ bụng cần được duy trì ổn định nên các mẹ không được ăn gì. Sau giai đoạn này, từ 1 đến 2 ngày đầu mẹ bỉm có thể bắt đầu tiêu thụ các món ăn dễ tiêu, ưu tiên thực phẩm có ít chất béo nhằm không làm tổn hại hệ tiêu hóa còn yếu.

Tiếp đó sau 3 – 4 ngày sau mổ, mẹ có thể dùng các món soup hoặc cháo nhiều dưỡng chất để hồi phục nhanh và dễ tiêu hoá. Sau 1 tuần sau sinh các mẹ bỉm nên quay lại chế độ dinh dưỡng giàu dinh dưỡng để có nguồn sữa chất lượng cho em bé.

sau sinh mổ bao lâu được ăn

Sau khi sinh mổ mẹ nên chú ý dinh dưỡng theo khuyến cáo từ bác sĩ

3. Sau phẫu thuật thẩm mỹ

Bệnh nhân sau phẫu thuật thẩm mỹ phức tạp như nâng ngực, treo sa trễ, gọt hàm,… từ 7–10 ngày đầu nên ăn các món dạng lỏng và mềm như cháo, súp, cùng các món rau hoặc thịt xay nhuyễn. Điều này giúp tránh kích ứng vết mổ và hạn chế sẹo lồi, ngứa hay tiết dịch không mong muốn. Tùy thuộc vào vết mổ mà quá trình chuyển đổi từ thức ăn mềm sang chế độ ăn bình thường có thể kéo dài từ 1 tuần đến 3 tháng.

4. Sau khi mổ ruột thừa

Trong 2 ngày đầu sau mổ, bệnh nhân chỉ nên dùng những thức ăn dạng lỏng, mềm như sữa và súp loãng để hệ tiêu hóa có thời gian thích nghi. Từ ngày thứ 3, khi nhu động ruột đã bắt đầu trở lại, bệnh nhân có thể dần chuyển sang ăn cơm và các món ăn khác với khẩu phần nhỏ, nấu thật mềm. Thông thường, sau khoảng 5 – 7 ngày, chế độ ăn uống bình thường ở bệnh nhân mổ ruột thừa.

5. Sau phẫu thuật tuyến giáp

Ban đầu, bệnh nhân được khuyến cáo áp dụng chế độ ăn dạng lỏng. Các món như súp, cháo loãng, sữa, sinh tố hoặc nước ép rau/trái cây – những lựa chọn giúp dễ nuốt và tiêu hóa. Khi chức năng tiêu hóa dần ổn định sau khoảng 1 – 2 tuần, bệnh nhân có thể chuyển sang ăn uống bình thường.

6. Sau mổ u xơ tử cung

Trong 2 – 3 ngày đầu sau mổ, bệnh nhân chỉ nên tiêu thụ cháo và canh loãng. Khi nhu động ruột dần trở lại, bác sĩ sẽ cho phép bổ sung các món ăn đặc hơn. Thông thường, sau ít nhất 2 tuần, bệnh nhân có thể quay trở lại chế độ ăn uống bình thường.

dinh dưỡng cho người sau mổ

Cần thực hiện dinh dưỡng theo chỉ định từ bác sĩ để không ảnh hưởng đến hệ tiêu hoá

III – Lưu ý về dinh dưỡng cho bệnh nhân sau phẫu thuật

Theo các chuyên gia y tế, ngoài thông tin sau phẫu thuật bao lâu thì được ăn moi người cần chú ý đến nhóm thực phẩm nên và không nên dùng ở mỗi giai đoạn phục hồi khác nhau:

1. Giai đoạn 1 – 2 ngày đầu

Trong giai đoạn đầu sau mổ, bệnh nhân chưa thể tiêu thụ thức ăn mà chủ yếu nhận nước và các chất điện giải. Các chất đó cung cấp đủ năng lượng để cơ thể ổn định sau quá trình phẫu thuật.. Thông thường các bác sĩ sẽ đưa ra chỉ định cụ thể dựa trên vết mổ và thể trạng của từng bệnh nhân.

Nếu bệnh nhân có hiện tượng bụng căng chương hoặc đầy hơi thì nên tránh uống nước để không ảnh hưởng sức khoẻ. Ngược lại, với những ca phẫu thuật không liên quan đến hệ tiêu hóa, bệnh nhân có thể được phép uống lượng nước khoảng 50 ml mỗi giờ.

2. Giai đoạn 3 – 5 ngày tiếp đó

Từ ngày 3 đến 5 sau mổ, bệnh nhân bắt đầu lượng ăn tăng và giảm dần chuyền dịch. Lượng năng lượng và protein được tăng dần với định lượng trong khoảng 500 Kcal và 30g protein.

Trong các ngày tiếp theo thì tăng lên từ 250 đến 500 Kcal cho đến khi phù hợp với thể trạng và nhu cầu năng lượng của mỗi người. Vào thời điểm này, bệnh nhân có thể tiêu thụ sữa, sữa bột loại đã tách bơ, sữa đậu nành hoặc cháo loãng có thể dùng nước thịt ép hoặc nước từ thịt xay để cung cấp đạm.

Có thể bắt đầu bổ sung thực phẩm dinh dưỡng y học dạng lỏng như Nutridream Drink (với dung tích 200ml, cung cấp trung bình 400 Kcal, 13,4g chất béo, 50g carbohydrate và 20g đạm). Tuy nhiên, việc sử dụng nên được bác sĩ chỉ định cụ thể dựa trên thể trạng và tốc độ phục hồi sức khoẻ của bệnh nhân.

Ngoài ra, chế độ ăn cần đảm bảo các nguồn vitamin B và C như nước chanh, nước cam nhưng cần hạn chế thức ăn giàu chất xơ để không làm tăng gánh nặng cho hệ tiêu hóa.

sau phẫu thuật nên ăn gì để nhanh hồi phục

Nutridream Drink là sản phẩm giúp người bệnh sau phẫu thuật nhanh hồi phục

3. Giai đoạn 2 tuần kế tiếp

Trong hai tuần tiếp theo sau phẫu thuật, bệnh nhân nên tiếp tục tăng cường năng lượng và protein trong chế độ ăn uống. Việc bổ sung các thực phẩm mềm như thịt viên mềm, trứng gà, rau củ quả hầm nhừ và bánh quy sẽ giúp cung cấp dinh dưỡng cần thiết mà vẫn dễ tiêu hóa.

Ngoài ra, duy trì việc uống thực phẩm dinh dưỡng y học như Nutridream mỗi ngày có thể hỗ trợ quá trình phục hồi. Tuy nhiên, cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng để đảm bảo phù hợp với tình trạng sức khỏe hiện tại.

4. Sau 1 – 2 tháng phẫu thuật

Từ 1 – 2 tháng sau phẫu thuật, bệnh nhân thường có thể trở lại chế độ ăn uống bình thường. Bổ sung đa dạng các loại thực như cây họ đậu, trái cây và rau tươi, bánh mì, các loại ngũ cốc, cũng như các nguồn protein phong phú như trứng, cá, sữa, thịt và đậu,.. Nếu sau phẫu thuật, bệnh nhân vẫn thiếu hụt protein, có thể xem xét bổ sung thêm các thực phẩm giàu protein khác để hỗ trợ quá trình phục hồi.

Như vậy câu trả lời cho thắc mắc “sau phẫu thuật bao lâu thì được ăn?” sẽ phụ thuộc vào loại phẫu thuật và hiện trạng sức khỏe của người bệnh cùng chỉ định từ bác sĩ. Vì thế, người bệnh cần theo dõi sát sao các phản ứng của cơ thể và tham khảo ý kiến chuyên gia để có chế độ dinh dưỡng phù hợp nhất.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *