Miệng khô người mệt mỏi do đâu? Cách xử lý thế nào?

Người mệt mỏi khô miệng là hiện tượng xuất hiện ở nhiều đối tượng gây ra cảm giác khó chịu, tinh thần uể oải. Mặc dù đó là phản ứng tạm thời của cơ thể nhưng nếu diễn ra trong thời gian dài gây tác động xấu đến sinh hoạt và sức khoẻ nói chúng. Bài viết dưới đây sẽ cùng chúng tôi tìm hiểu các nhân tố gây nên hiện tượng này và hướng cải thiện phù hợp nhé!

I – Nguyên nhân khiến miệng khô người mệt mỏi

Có nhiều lí do khiến cơ thể rơi vào hiện tượng khô miệng mệt mỏi trong thời gian dài, dưới đây là những yếu tố chinh bạn nên biết:

1. Dinh dưỡng thiếu cân đối

Người mệt mỏi khô miệng có thể là dấu hiệu cảnh báo cơ thể đang thiếu hụt dinh dưỡng đặc biệt là vitamin B12. Việc không bổ sung đủ vitamin B12 làm gián đoạn quá trình sản xuất hồng cầu dẫn đến thiếu máu. Nếu cơ thể thiếu máu thời gian dài dẫn đến hiện tượng suy nhược, uể oải, da nhợt nhạt và xuất hiện triệu chứng khô miệng.

2. Cơ thể bị mất nước

Mất nước là nguyên nhân chính dẫn đến trạng thái miệng khô cơ thể rệu rã, thiếu sức sống kèm khát nước liên tục. Khi cơ thể không được cung cấp đủ lượng nước cần thiết thì hoạt động trao đổi chất bị gián đoạn tác động trực tiếp đến sức khỏe.

Ở người lớn, trạng thái mất nước có thể diễn ra đột ngột khi cơ thể thất thoát lượng lớn chất lỏng trong thời gian ngắn. Điều này có thể gây ra các triệu chứng như tụt huyết áp, chóng mặt, buồn nôn, suy nhược và miệng khô người mệt mỏi kéo dài. Trong những trường hợp nghiêm trọng, mất nước có thể dẫn đến suy thận, hôn mê hoặc sốc phản vệ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe.

Người cao tuổi đặc biệt trên 60 có nguy cơ mất nước cao hơn do quá trình bài tiết diễn ra mạnh mẽ khiến nước bị hao hút nhiều hơn so với lượng nước bổ sung. Tuy nhiên, người lớn có thể chủ động uống nước để bù đắp lượng đã mất trong khi trẻ nhỏ lại dễ bị mất nước nhanh hơn và khó tự điều chỉnh.

Ở trẻ em, mất nước xảy ra khi sốt cao, tiêu chảy, nôn ói hoặc ra nhiều mồ hôi. Do tốc độ mất nước ở trẻ diễn ra nhanh chóng nên khi không được bổ sung kịp thời dễ đối mặt với những biến chứng nghiêm trọng hơn so với người trưởng thành. Vì vậy cha mẹ cần chú ý theo dõi và cung cấp đủ nước để đảm bảo sức khỏe cho trẻ nhỏ.

nguyên nhân miệng khô người mệt mỏi

Cơ thể mất nước thời gian dài khiến khoang miệng bị khô, người uể oải

3. Tác dụng phụ của thuốc trị bệnh

Một số người đang điều trị bệnh bằng thuốc có thể gặp tác dụng phụ như người mệt mỏi khô miệng, buồn nôn, đau dạ dày, chóng mặt, buồn ngủ hoặc phản ứng dị ứng như phát ban. Mức độ ảnh hưởng phụ thuộc vào loại thuốc và tình trạng sức khỏe của mỗi bệnh nhân. Nếu các triệu chứng xảy ra thường xuyên hoặc có dấu hiệu nghiêm trọng hơn, người bệnh nên liên hệ bác sĩ để được điều chỉnh phác đồ điều trị phù hợp.

4. Mắc các bệnh lý toàn thân khác

Miệng khô người mệt mỏi không chỉ do mất nước hay thiếu dinh dưỡng mà còn có thể là dấu hiệu của nhiều bệnh lý toàn thân. Dưới đây là một số bệnh lý thường gặp có thể gây ra triệu chứng khó chịu này:

  • Quai bị
  • Tăng bạch cầu đơn nhân
  • Hội chứng khô miệng mãn tính
  • Hội chứng Sjogren
  • Bệnh nhân ung thư đang tiến hành điều trị bằng phương pháp hóa trị, xạ trị

5. Do vấn đề về răng miệng

Nhiều nghiên cứu cho thấy người mệt mỏi khô miệng có thể liên quan đến các vấn đề răng miệng như viêm nướu, viêm nha chu hoặc viêm tuyến nước bọt. Những bệnh này không chỉ gây khô miệng mà còn có thể dẫn đến sốt, sưng đau tuyến nước bọt, đau họng, đau đầu và khó chịu kéo dài.

khô miệng mệt mỏi

Các bệnh liên quan đến răng miệng khiến khoang miệng bị khô, kèm mùi hôi khó chịu

6. Bị ngộ độc sắt

Miệng khô người mệt mỏi có thể là dấu hiệu cơ thể đang dư thừa sắt hay còn gọi là ngộ độc sắt. Trẻ nhỏ là đối tượng dễ gặp phải khi vô tình uống quá nhiều vitamin chứa sắt. Ngoài khô miệng và mệt mỏi, trẻ còn có thể bị đau bụng, tiêu chảy, nôn ói nếu không cải thiện gây nguy hiểm đến tính mạng.

III – Cách khắc phục chứng khô miệng mệt mỏi

Để cải thiện cảm giác miệng khô kèm người uể oải bạn hãy căn cứ vào các nguyên nhân để có hướng cải thiện phù hợp. Dưới đây là một số cách khắc phục bạn có thể tham khảo:

1. Thăm khám bác sĩ để điều trị hiệu quả

Những triệu chứng người mệt mỏi khô miệng có thể bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân khác nhau thậm chí là dấu hiệu cảnh báo một vấn đề sức khỏe nghiêm trọng. Việc thăm khám sớm không chỉ giúp phát hiện nguyên nhân chính xác mà còn giúp tiết kiệm thời gian, chi phí điều trị và hạn chế biến chứng.

Trước khi đến gặp bác sĩ, hãy liệt kê chi tiết các triệu chứng mà bạn gặp phải và các loại thuốc đang sử dụng. Điều này sẽ hỗ trợ bác sĩ trong quá trình chẩn đoán và đưa ra phác đồ điều trị phù hợp.

2. Thực hiện biện pháp giảm khô miệng tạm thời

Miệng khô người mệt mỏi khiến bạn khó chịu và ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày do đó để xua tan mệt mỏi bạn hãy vận dụng các biện pháp tạm thời như:

Uống đủ nước

Cơ thể mỗi người cần đáp ứng lượng nước từ 1.5 – 2 lít/ngày để thúc đẩy các hoạt động chuyển hoá trong cơ thể. Tuy nhiên, mọi người tránh uống quá nhiều nước hoặc tiêu thụ lượng lớn cùng lúc khiến bụng bị no, căng tức và khó cho việc ăn uống. Ngoài nước lọc thì bạn có thể chọn các loại trà thảo dược, nước dừa và sữa chua để duy trì độ ẩm cần thiết tránh xuất hiện trạng thái người mệt mỏi khô miệng.

Nhai kẹo cao su

Sử dụng kẹo cao su không đường để kích thích tuyến nước bọt, tạo độ ẩm cho khoang miệng và hỗ trợ làm sạch vùng miệng hiệu quả. Nếu bạn không thích vị ngọt gắt hãy dùng đến loại kẹo cao su không đường hoặc ít đường để có chuyển biến tích cực về sức khoẻ.

cải thiện khô miệng mệt mỏi

Nhai kẹo cao su là cách kích thích vị giác cho khoang miệng hiệu quả

Sử dụng các thảo dược tự nhiên

Ngoài ra người khô miệng mệt mỏi có thể lựa chọn sử dụng các nguyên liệu có nguồn gốc trong tự nhiên như:

    • Nha đam: Dùng nha đam tươi tách lấy phần thịt trắng sau đó rửa sạch nhớt rồi nghiền hoặc ép lấy nước để súc miệng 2 – 3 lần/ngày. Sử dụng nguyên liệu này đúng cách sẽ bảo vệ niêm mạc, kích thích vị giác hiệu quả.
    • Gừng tươi: Có vị cay nhẹ nên hỗ trợ kích thích tuyến nước bọt hoạt động hiệu quả. Bạn có thể nhai vài lát gừng tươi hoặc hãm với nước sôi để uống trong ngày.
    • Chanh: Đây là nguyên liệu có tính axit với vị chua đặc trưng nên khi dùng chanh kết hợp với mật ong giúp kích thích tuyến nước bọt, cải thiện hơi thở hiệu quả.

III – Mẹo ngăn ngừa chứng miệng khô người mệt mỏi

Mọi người có thể phòng tránh chứng miệng khô người mỏi mệt hiệu quả khi vận dụng các gợi ý dưới đây:

1. Điều chỉnh dinh dưỡng khoa học

Thiếu hụt vitamin và khoáng chất là một trong những yếu tố gây khô miệng, khát nước và mệt mỏi. Do đó, cần điều chỉnh dinh dưỡng khoa học, hợp lý để giảm cảm gió khó chịu ở khoang miệng.

Vì vậy bữa ăn của mỗi người cần đáp ứng đủ các nhóm dưỡng chất đặc biệt là vitamin và khoáng chất từ rau xanh, trái cây tươi. Nếu cơ thể thiếu vitamin B12 cần bổ sung qua các thực phẩm như cá hồi, cá mòi, thịt bò, gan động vật, ngao, ngũ cốc tăng cường hoặc men dinh dưỡng.

Ngoài ra, cần hạn chế tiêu thụ thực phẩm có nguy cơ khiến cảm giác khô miệng trở nên nghiêm trọng như đồ ngọt, thực phẩm nhiều đường, cay, mặn hoặc đồ chua lên men. Đối với người bệnh bị suy nhược, chán ăn kèm theo người mệt mỏi khô miệng, có thể cân nhắc sử dụng các sản phẩm dinh dưỡng cao năng lượng như Nutridream Drink để hỗ trợ bổ sung dưỡng chất cần thiết.

Trong 200ml Nutridream Drink có chứa năng lượng 400kcal, đậm độ cao 2kcal/ml cùng 20g protein, vitamin B12 và 28 vitamin & khoáng chất khác. Sản phẩm giúp bù đắp năng lượng lớn, protein có giá trị sinh học cao giúp hỗ trợ cải thiện sức khỏe, ngăn ngừa thiếu hụt dinh dưỡng.

nutridream drink dinh dưỡng khoa học

Bổ sung các thực phẩm dinh dưỡng Y học đậm độ năng lượng cao, giàu vitamin và khoáng chất

2. Thay đổi lối sống tích cực

Ngoài việc chăm sóc răng miệng đúng cách thì việc điều chỉnh các thói quen sinh hoạt hàng ngày cũng là cách xua tan chứng miệng khô người mệt mỏi:

  • Hạn chế thở bằng miệng đồng thời tập thói quen thở bằng mũi để giữ độ ẩm tự nhiên cho khoang miệng.
  • Tránh uống rượu bia, các loại đồ uống có cồn vì sử dụng thức uống này có thể gây mất nước, làm hiện tượng khô miệng trở nên nghiêm trọng.
  • Giảm tiêu thụ đồ uống chứa caffeine như trà và cà phê vì caffeine có thể làm cơ thể mất nước dẫn đến khô miệng. Mặt khác caffeine còn gia tặng sự tỉnh táo khiến bạn khó đi vào giấc ngủ từ đó tạo cảm giác mệt mỏi, thiếu sức sống.
  • Cần bỏ thuốc lá vì các chất trong thuốc lá gây tác động xấu đến sức khoẻ đồng thời gia tăng cảm giác khó chịu cho người bệnh.

Người mệt mỏi khô miệng không nên cần theo dõi các biến đổi của cơ thể để có hướng cải thiện sức khoẻ phù hợp. Bên cạnh đó đừng quên vận dụng các biện pháp phòng ngừa, duy trì chế độ ăn uống cân bằng, hạn chế các thói quen xấu và tìm kiếm sự tư vấn y tế để nâng cao chất lượng cuộc sống.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *