Lý giải hiện tượng teo cơ chân sau bó bột khi bị chấn thương

Teo cơ chân sau bó bột khi gặp chấn thương làm suy giảm khả năng vận động và sức cơ ở người bệnh. Khi người bệnh bó bột trong thời gian dài cần điều chỉnh chế độ dinh dưỡng và thói quen sinh hoạt khoa học. Vì vậy bài viết dưới đây hãy cùng chúng tôi tìm hiểu nguyên nhân và cách phòng ngừa chứng mất cơ khi bó bột chi tiết nhé!

I – Nhận biết teo cơ chân sau bó bột

Teo cơ là hiện tượng khối lượng cơ bắp và phần sức mạnh trên khối cơ bị giảm sút. Trong thời gian bó bột nếu người bệnh duy trì chế độ dinh dưỡng tốt và tập thể dục khoa học sẽ hạn chế hiện tượng mất cơ, giảm sức mạnh khối cơ.

Ngược lại, teo cơ xảy ra là hệ quả của thói quen ăn uống thiếu chất và lười vận động ở người bệnh. Vì vậy sau khi tháo bột, nhiều người nhận thấy chân bó bột nhỏ, yếu và kém linh hoạt hơn chân còn lại. Ngoài ra chứng mất cơ chân sau bó bột còn có các biểu hiện cụ thể dưới đây:

  • Kích cỡ bắp chân hoặc bắp tay giảm dần.
  • Các chi nhỏ hơn bình thường nhưng không ngắn.
  • Phần chân bó bột có khối cơ suy yếu.
  • Suy giảm khả năng vận động.
  • Khó khăn khi thực hiện các động tác sinh hoạt hàng ngày như ngồi xuống, đứng lên, giơ cao tay, nhấc cao chân, đi bộ, leo cầu thang, đứng một chỗ lâu hoặc hoạt động thể chất.
  • Nếu bị teo cơ ở chân có thể khiến: đáng đi bị thay đổi hoặc hai chân dễ bị va vào nhau.

bó bột bao lâu thì teo cơ

Chân bó bột có nguy cơ bị teo, mất cơ nếu không khắc phục đúng cách

II – Nguyên nhân dẫn đến bó bột bị teo cơ chân

Bột để bó vào chân có tính chất cứng để gia cố phần xương gãy và giữ cho xương ở tư thế giải phẫu. Điều này thúc đẩy quá trình liền xương khi gãy xương hoặc ổn định phần mềm chóng hồi phục. Ngoài ra bó bột còn giúp bệnh nhân giảm đau, giảm sưng nề và giảm co cơ sau chấn thương.

Teo cơ chân sau bó bột không phải là hiện tượng hiếm gặp do bất động cơ thể trong thời gian dài làm cho nhóm cơ thiếu linh hoạt, suy giảm chức năng. Việc mất cơ, kích thước cơ bị giảm sút trong thời gian bó bột do người bệnh có vùng chân bất động hoàn toàn bởi sau khi bó bột.

  • Giai đoạn này vùng bị chấn thương gần như không vận động, dẫn đến cơ không được kích thích dẫn đến teo cơ.
  • Khi vận động bị hạn chế, lưu lượng máu đến cơ bắp giảm, làm chậm quá trình nuôi dưỡng cơ.
  • Quá trình phục hồi cần nhiều protein, vitamin, khoáng chất để ổn định chức năng cơ bắp. Tuy nhiên người bệnh ở giai đoạn này chán ăn, ăn uống kém khiến cơ thể thiếu dẫn đến khối cơ càng bị suy thoái.
  • Tâm lý sợ đau, sợ vận động sau chấn thương cũng khiến người bệnh ngại tập luyện dẫn đến chứng teo cơ chân trở nên nghiêm trọng.

III – Cách cải thiện teo cơ chân sau bó bột hiệu quả

Cơ chân bị teo sau thời gian cố định bằng bột khiến khả năng vận động, di chuyển bị giảm sút. Vì vậy để cải thiện hiện tượng này bạn nên thực hiện một số biện pháp dưới đây:

1. Duy trì bài tập vận động khớp

Duy trì độ linh hoạt cho khớp là yếu tố then chốt trong quá trình phục hồi. Khi khớp bị cố định bằng biện pháp bó bột thì các cơ xung quan bị co rút dẫn đến giới hạn biên độ vận động. Việc tái khởi động các bài tập vận động nhẹ nhàng giúp kích thích lưu thông dịch khớp, nuôi dưỡng khớp hiệu quả.

Khi tập luyện người bệnh cần đến các trung tâm vật lý trị liệu uy tín hoặc tuân thủ đúng các bước theo hướng dẫn của bác sĩ. Các động tác cần duy trì thực hiện khoảng 45 giây trong buổi tập kéo dài khoảng 10 – 15 phút.

Thời điểm lý tưởng để bắt đầu vận động phục hồi nên từ ngày thứ 2 – thứ 3 sau phẫu thuật hoặc ngay sau khi tháo bột dưới sự theo dõi của nhân viên y tế. Ngoài ra sau khi tháo bột, người bệnh có thể dùng nạng gỗ để tập đi. Căn cứ vào mức độ liền xương thì người bệnh có thể chuyển sang gây tập đi rồi tập đi bằng hai chân như bình thường.

teo cơ chân sau bó bột phải làm sao

Thực hiện các bài tập vận động phù hợp để hỗ trợ cơ bắp

2. Sử dụng liệu pháp nhiệt đúng cách

Liệu pháp nhiệt giúp hỗ trợ người bệnh tập vận động trở nên linh hoạt, dễ dàng. Việc chườm ấm tại gần khu vực tổn thương còn hạn chế cơn đau, tăng đàn hồi khối cơ và giãn nở mạch máu. Khi đó máu được tuần hoàn trơn tru, giảm cảm giác khó chịu khi tập khi phục hồi.

Người bệnh nên sử dụng khăn ấm, túi chườm hoặc đèn hồng ngoại khoảng 10 – 15 phút/lần và 1 – 2 lần/ngày. Tránh sử dụng lên vùng da bị tổn thương hoặc viêm nhiễm khiến việc hồi phục trở nên kéo dài.

3. Thực hiện chế độ ăn uống khoa học

Dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng trong quá trình phục hồi cơ bắp, xương và thể trạng sau chấn thương. Người bó bột thực hiện chế độ ăn uống hợp lý giúp cải thiện sức mạnh cơ bắp giảm nguy cơ biến chứng teo cơ chân sau bó bột.

Nhóm thực phẩm giàu protein từ các nguồn như thịt nạc, cá, trứng, sữa và đậu nành là lựa chọn lý tưởng. Đây là những nguyên liệu tuyệt vời để tái tạo và xây dựng mô cơ giúp người bó bột ổn định cơ bắp hiệu quả.

Ngoài ra cần tăng cường sử dụng rau xanh, trái cây tươi để cung cấp vitamin D, canxi, omega-3 từ cá béo giúp thúc đẩy quá trình chuyển hóa và phục hồi mô cơ. Các hoạt chất trong rau quả hỗ trợ bảo vệ và tái tạo tế bào cơ bị tổn thương.

Bên cạnh nguồn dinh dưỡng chất lượng từ rau củ quả, thịt cá, trứng thì sử dụng sản phẩm cân bằng và chuyên biệt là ưu tiên hàng đầu cho người bệnh. Hiện nay, Nutridream Drink là sản phẩ dinh dưỡng y học được đánh giá cao về hiệu quả và thích hợp với người cần phục hồi sau bó bột.

Nutridream Drink đậm độ năng lượng cao (400 kcal/200ml) và cung cấp protein (20g/200ml) giúp duy trì và hồi phục khối cơ hiệu quả. Nutridream Drink cung cấp 100% đạm sữa bò giá trị sinh học cao cùng 28 loại vitamin và khoáng chất thiết yếu ngăn ngừa nguy cơ suy mòn cơ bắp và rút ngắn thời gian điều trị.

Nutridream Drink dùng cho đường uống trực tiếp nên thuận tiện cho người bệnh có hệ tiêu hoá yếu. Ngoài ra, sản phẩm có 2 vị Chocolate và Vanilla kết cấu đặc sánh giúp kích thích vị giác, cung cấp các chất cần thiết cho cơ thể.

nutridream drink hỗ trợ người teo cơ chân sau bó bột

Nutridream Drink – cung cấp dinh dưỡng cân bằng và chuyên biệt cho người bệnh

Ngoài chế độ dinh dưỡng cùng thói quen vận động hợp lý thì trong quá trình hồi phục người bệnh nên kiên trì thực hiện. Thời gian ban đầu có thể gây đau, khó chịu nhưng bạn cần điều chỉnh phù hợp và quyết tâm để khối cơ được ổn định nhanh chóng.

IV – Biện pháp phòng ngừa teo cơ chân sau bó bột

Teo cơ sau bó bột gây khó khăn trong sinh hoạt đặc biệt là hoạt động di chuyển hàng ngày. Vì vậy trong thời gian bó bột bạn nên thực hiện các giải pháp phòng ngừa hiện tượng mất cơ dưới đây:

  • Thực hiện vận động nhẹ nhàng để duy trì khối lượng cơ, hạn chế cứng cơ đồng thời giảm tổn thương thần kinh, tăng lưu thông máu và ngăn ngừa hình thành huyết khối.
  • Duy trì chương trình tập vật lý trị liệu theo chỉ định của bác sĩ để cải thiện chức năng vận động và hạn chế hao hụt khối lượng cơ.
  • Thực hiện chườm lạnh trong 3 ngày sau chấn thương để co mạch, cải thiện vết sưng, tăng phạm vi chuyển động khớp và khả năng vận động từ đó giúp phòng ngừa teo cơ hiệu quả;
  • Sau thời gian chườm lạnh thì 3 ngày kế tiếp tiến hành chườm ấm để giãn mạch, tăng lưu thông máu, hạn chế cứng khớp, giảm đau và tăng khả năng hồi phục cơ sau chấn thương.
  • Khi bó bột cần tuân thủ thực đơn dinh dưỡng hợp lý để mô cơ nhanh ổn định, hạn chế mất cơ.

Teo cơ chân sau bó bột khiến người bệnh gặp khó khăn trong đời sống hàng ngày. Người bệnh khi bó bột cần tuân thủ hướng dẫn của bác sĩ về dinh dưỡng, bài tập vật lý trị liệu để tránh gây hiện tượng mất cơ. Đừng quên vận động khoa học để cải thiện lưu thông máu, ổn định khối cơ trong thời gian ngắn.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *